Giải pháp công nghệ cho vận tải hành khách đường dài

Công nghệ xuất ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giao thông vận tải. Thị trường vận tải ứng dụng công nghệ trở nên sôi động hơn như sự xuất hiện của các ứng dụng đặt xe. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động chính của các ứng dụng này chỉ là di chuyển đoạn đường ngắn trong phạm vi thành phố.

Với các tuyến đường dài, người dân vẫn phải di chuyển ra các bến xe, tốn nhiều thời gian và chi phí. Nhận thấy thị trường tiềm năng này, Cổ phần Công nghệ và đầu tư Letsgo Việt Nam nghiên cứu và phát triển ứng dụng 88GO dành cho vận tải hành khách các tuyến đường dài.

Ứng dụng được xây dựng trên 2 nền tảng hệ điều hành Android và iOS, hỗ trợ kết nối trực tiếp giữa hành khách và hệ thống đối tác xe. Khách hàng có thể gọi xe du lịch, đi sân bay, xe một chiều, đi chung liên tỉnh với nhiều phương tiện đa dạng từ 4 đến 45 chỗ.

Giải pháp công nghệ cho vận tải hành khách đường dài - 1

Nhấn để phóng to ảnh

88GO mang lại giải pháp đặt xe trên di động cực dễ sử dụng cho người dùng.

Các đối tác trong hệ thống 88GO có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hành khách đường dài. Họ đều được kiểm duyệt và đào tạo chất lượng trước khi chính thức tham gia vào hệ thống.

Khi tải ứng dụng, với vài thao tác cơ bản và nhanh gọn, người dùng có thể đặt xe theo lộ trình mong muốn mà không cần khảo giá, hỏi nhà xe. Với hàng trăm đối tác là các nhà xe tại khu vực miền Bắc, người dùng được loại xe, hãng yêu thích, đơn vị cung cấp giá cả ưu đãi nhất.

Nhằm phục vụ hành khách, 88GO có phần đánh giá tài xế và ý kiến khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ. Khách hàng có thể phản ánh thông tin để công ty và đối tác cải thiện chất lượng. Ngoài ra, những chương trình ưu đãi được cập nhật thường xuyên trên ứng dụng.

Giải pháp công nghệ cho vận tải hành khách đường dài - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Các bước đặt xe 4-45 chỗ dễ dàng trên ứng dụng 88GO.

“Ứng dụng đặt xe 88GO mang lại một giải pháp thông minh khi đặt thuê ôtô để di chuyển các quãng đường dài”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Theo vị này, người dùng có thể kết nối với nhiều nhà xe để chọn giá tốt nhất cho chuyến đi, trong 3-5 phút thay vì mất nhiều tiếng đồng hồ để chốt xe và làm hợp đồng. Hoạt động trên nền tảng điện thoại, 88GO được sử dụng dễ dàng trên các hệ điều hành trên các dòng điện thoại thông minh. Ứng dụng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dùng thông qua những thao tác đơn giản.

Giải pháp công nghệ cho vận tải hành khách đường dài - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Bạn có thể sử dụng mã ưu đãi dành cho khách hàng mới cho chuyến đi đầu cùng ứng dụng 88GO.

Nhân dịp ra mắt, 88GO đưa ra chương trình tặng mã ưu đãi XE88GO trị giá 50.000 đồng cho thành viên mới khi đặt xe lần đầu. Người giới thiệu thành viên mới đặt xe thành công sẽ nhận thêm mã ưu đãi CHIASE88GO trị giá 50.000 đồng cho chuyến đi.

Doanh nghiệp vận tải thấp thỏm theo giá xăng dầu

Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước sức ép của giá xăng dầu, tăng cước vận tải thì dễ mất khách hàng, không tăng thì chịu lỗ.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, xăng dầu hiện chiếm khoảng 35% cơ cấu chi phí vận tải. Việc giá xăng dầu tăng với biên độ mạnh 3 lần liên tiếp từ giữa tháng 3, cộng theo giá điện tăng cao đang gây áp lực mạnh lên các công ty vận tải.

Cụ thể, chỉ trong vòng hơn một tháng, tính đến giữa tháng 5, giá xăng đã tăng tổng cộng khoảng 3.500 đồng/lít, tương ứng khoảng 19%. Trong lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 1/6, giá xăng, dầu giảm nhỏ giọt từ 200 tới gần 400 đồng mỗi lít tuỳ loại.

Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp vận tải, mức giảm này vẫn chưa thấm vào đâu so với tác động của giá nhiên liệu tăng đối với chi phí họ phải chịu. Kể từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã tănggiá hơn 2.000 đồng mỗi lít. Cụ thể, xăng E5 RON 92 tăng 3.947 đồng, xăng RON 95 tăng 3.616 đồng, dầu diesel tăng 2.485 đồng và dầu hỏa là 2.040 mỗi lít.

“Nguyên tắc của tính cước vận tải là nếu giá xăng dầu tăng, giảm 10% thì cước vận tải sẽ tăng, giảm 3% – 4% tương ứng. Điều khoản này đã được ghi cụ thể trên hợp đồng với khách hàng”, giám đốc một công ty vận tải có hơn 100 đầu xe tại thị trường miền Bắc cho biết. Đơn vị này cho biết vừa áp dụng nâng giá cước lên 3% từ giữa tháng 4.

Giá xăng, dầu tăng là bài toán khiến nhiều doanh nghiệp vận tải đau đầu.

Giá xăng, dầu tăng là bài toán khiến nhiều doanh nghiệp vận tải “đau đầu”.

Tuy nhiên, không phải cứ giá xăng dầu tăng thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh cước phí vận tải ngay lập tức. Nhiều đơn vị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi tăng giá thì dễ mất khách hàng, không tăng thì chịu lỗ do sức ép từ giá xăng dầu lên chi phí đầu vào.

Đại diện một đơn vị vận tải với 60 đầu kéo containers tại thị trường Miền Nam cho biết đang liên tục phải bù lỗ khi giữ nguyên giá trong bối cảnh chi phí xăng, dầu tăng cao. Nếu như trước đây lời được 5 đến 20% trên tổng doanh thu thì nay phải bỏ từ 7 đến 10% doanh thu để bù đắp lỗ.

Giải thích về việc quyết định “cầm cự” thay vì tăng giá, ông cho biết: “Quyết định tăng giá cước không phải ngày một ngày hai là xong mà phải đàm phán với khách hàng, chưa kể phải cân nhắc kỹ vì khách hàng rất dễ hủy hợp đồng, chọn sang bên cung cấp dịch vụ khác rẻ hơn”.

Hiện chi phí logistics tại Việt Nam thuộc loại đắt đỏ trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vào cuối tháng 3/2019, dịch vụ logistics của Việt Nam chiếm xấp xỉ 21% GDP, cao hơn so với hầu hết các quốc gia trong khối ASEAN. Trong đó, chi phí vận tải chiếm khoảng 60% tổng chi phí logistics.

Thực tế, doanh nghiệp Việt cũng đang phải “cõng” chi phí vận tải nội địa rất lớn. Theo một doanh nghiệp vận tải, chi phí cước biển trung bình tuyến Busan, Hàn Quốc – Hải Phòng là 90 USD mỗi cont 40 feet cho quãng đường trên 3.000 km đường biển, trong khi chi phí vận tải cho 120 km tuyến Hải Phòng đến Bắc Ninh, Bắc Giang vào khoảng 160 đến 180 USD mỗi cont 40, tức là gần gấp đôi.

Theo thống kê của WB năm 2016, 77% tổng lượng vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam được vận chuyển bằng đường bộ, dù chi phí qua kênh đường bộ lại không hề rẻ.

Trong hội nghị toàn quốc về logistics tổ chức vào năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu: “Tổ chức giao thông vận tải hiện nay mới đơn tuyến, chỉ tập trung vào đường bộ, chưa có biện pháp kết nối hiệu quả. 45% xe khi quay về không chở hàng làm sao chi phí không cao?”.

Cắt giảm chi phí vận tải, đặc biệt là giảm sự phụ thuộc vào giá xăng dầu trong tình trạng biến động liên tục là điều được nhiều doanh nghiệp vận tải và các công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hóa quan tâm. Theo đó, giải quyết bài toán “đơn tuyến”, tăng cường vận tải đa thức đang được đẩy mạnh triển khai. Trong đó, Chính phủ ưu tiên tăng nguồn vốn dành cho bảo trì kết cấu hạ tầng vận tải đường thủy nội địa trong giai đoạn 2016 – 2020.

Vận tải bằng sà lan giảm 25% chi phí

Một trong số giải pháp thay thế nhằm giảm chi phí giá thành đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là vận chuyển bằng sà lan. Là đơn vị cung cấp phương thức vận tải mới bằng sà lan từ tháng 4/2019, ông Nguyễn Trần Hiếu, Giám đốc Bắc Kỳ Logistics khẳng định: “Vận chuyển hàng hóa bằng sà lan sẽ tiết kiệm được 25% chi phí so với vận tải hoàn toàn bằng đường bộ”.

Vận chuyển hàng hóa bằng sà lan có nhiều ưu điểm so với vận tải bằng đường bộ.

Vận chuyển hàng hóa bằng sà lan có nhiều ưu điểm so với vận tải bằng đường bộ.

Vị này dẫn chứng, chi phí vận chuyển hàng nhập, xuất từ cảng biển Hải Phòng tới nhà máy khách hàng hoặc ngược lại từ 3,2 triệu đồng mỗi cont 40 feet đối với trường hợp trả/lấy vỏ Hải Phòng và từ 2,9 triệu đồng mỗi cont 40 feet đối với trường hợp hạ/lấy vỏ từ cảng Tri Phương. Chi phí trên đã bao gồm vận chuyển 2 đầu từ nhà máy đến cảng Tri Phương hoặc các cảng trong khu vực Hải Phòng.

Cũng theo đại diện doanh nghiệp, vận chuyển container bằng sà lan có ưu điểm chuyên chở được khối lượng lớn. Một sà lan 120 TEU có sức chở 60 container chiều dài 40 feet sẽ tương đương với 60 xe đầu kéo chạy trên đường bộ cùng một thời điểm. Vì vậy, mặc dù cũng sử dụng dầu nhưng dùng sà lan sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với vận chuyển đường bộ.

Việc đi bằng đường sông còn giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong thời kỳ chi phí, vé cầu đường liên tục tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như QL5, QL18.

Hiện Bắc Kỳ Logistics sở hữu, vận hành Cảng container đường thủy Tri Phương- 2,5 ha tại Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh với tổng mức đầu tư lên tới hơn 200 tỷ đồng, tập trung vận chuyển hàng container xuất nhập khẩu giữa Hải Phòng và 5 tỉnh trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc). Hiện công suất khai thác cảng dự kiến khoảng 150,000- 160,000 TEU/năm và sẽ tiếp tục nâng công suất lên thông qua việc tiếp tục đóng mới thêm sà lan.

Với thời gian vận chuyển 10- 11h và đồng thời vận hành 4 sà lan, đại diện Bắc Kỳ Logistics cho biết đảm bảo lịch sà lan cố định rời cảng Tri Phương, Bắc Ninh, Hải Phòng lúc 9h tối hàng ngày và trả hàng ngày hôm sau. Ngoài ra, công ty sẵn sàng đáp ứng mọi dịch vụ kèm theo như khai báo Hải quan, cho thuê kho…

Đại diện Bắc Kỳ Logistics khẳng định, vận chuyển bằng sà lan là lựa chọn tiết kiệm cho nhiều doanh nghiệp trong thời điểm giá xăng dầu đang biến động khó lường như hiện nay.

Thu phí ôtô vào nội đô TP HCM

34 cổng thu phí

Trong đề án thu phí ôtô vào trung tâm TP HCM sắp được Công ty Công nghệ Tiên Phong báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, có 34 cổng thu phí được xây trong vành đai khép kín (không đặt hai trạm ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất), nhằm giảm lượng ôtô cá nhân vào khu vực nội thành giờ cao điểm.

Các cổng thu phí tự động được xây xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh quận 5, 10 như: đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với Cách Mạng Tháng Tám) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Phí xây dựng khoảng 1.500 tỷ đồng do nhà đầu tư bỏ ra, thực hiện theo hình thức BLT (xây dựng, thuê dịch vụ và chuyển giao) trong thời hạn 15 năm (2018-2034).

Nhà đầu tư chỉ cung cấp giải pháp, còn tiền phí được sử dụng thế nào do chính quyền TP HCM quyết định.

phi-oto-vao-noi-do-tp-hcm-se-duoc-thu-the-nao

Khu vực nội đô được đề xuất thu phí ôtô.

Sử dụng công nghệ nhận diện vô tuyến

Khi triển khai thu phí, mỗi ôtô sẽ mở một tài khoản. Lúc xe vào khu trung tâm giờ cao điểm, hệ thống sẽ trừ tiền trong tài khoản.

Xe nào không đóng tiền, hệ thống sẽ ghi nhận và thông báo xử phạt, sau đó báo qua đơn vị đăng kiểm không cho đăng kiểm cho đến khi nộp phạt.

Thay vì sử dụng thiết bị OBU như lần nghiên cứu trước, chủ đầu tư sử dụng công nghệ nhận diện vô tuyến (RFID) kết hợp tự động nhận dạng biển số (ANPR). Cách này được cho là đảm bảo khả năng thu phí đa làn không dừng với công suất 1.800 ôtô mỗi giờ trên một làn.

Chỉ thu phí giờ cao điểm

Ôtô con phải đóng 40.000 đồng mỗi lượt; ôtô khách là 50.000 đồng.

Hệ thống chỉ thu trong giờ cao điểm (6-9h và 16-19h) để người dân lựa chọn thời gian di chuyển và tuyến đường phù hợp.

Ôtô biển xanh cũng phải nộp phí

Xe biển xanh vào trung tâm vẫn phải nộp phí, trừ xe công vụ ưu tiên theo quy định (cấp cứu, hộ đê, chữa cháy…).

Xe buýt không bị thu phí; giảm 25% đối với taxi (30.000 đồng); xe đăng ký trong khu vực trung tâm cũng được đề xuất giảm 25%.

Tiền thu được dùng phát triển vận tải hành khách công cộng

Toàn bộ tiền phí sẽ lập quỹ hỗ trợ phát triển vận tải hành khách công cộng như: tăng đầu tư xe buýt mới, miễn phí đi xe buýt ở khu trung tâm, đầu tư thêm các nhà chờ… nhằm thu hút người dân sử dụng xe buýt, giảm xe cá nhân.

Theo tính toán của đề án, trong năm đầu tiên áp dụng thu phí, lượng ôtô vào khu trung tâm giờ cao điểm sẽ giảm tới 49%, nhường đường cho xe buýt tăng từ 9% lên 15%. Việc này giúp thay đổi hành vi sử dụng xe cá nhân, chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

phi-oto-vao-noi-do-tp-hcm-se-duoc-thu-the-nao-1

TP HCM hiện có hơn 650.000 ôtô và liên tục tăng theo từng ngày. Ảnh: Duy Trần.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM Bùi Xuân Cường, hạn chế ôtô vào nội đô không phải là ý tưởng mới, mà là một trong những nội dung thuộc đề án Hạn chế xe cá nhân và phát triển giao thông công cộng mà Sở đã đặt hàng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT).

“Chúng tôi không nói ủng hộ hay không, về đề án thu phí ôtô vào nội đô. Nhưng với tư cách là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố, Sở GTVT sẽ tập hợp tất cả ý kiến của các sở ngành, phản biện của các chuyên gia, người dân để báo cáo lãnh đạo thành phố xem xét”, ông Cường nói.

Hồi năm 2010 UBND TP HCM chấp thuận đề xuất của Công ty Tiên Phong về dự án tổ chức thu phí ôtô vào trung tâm. Đến cuối năm ngoái Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở GTVT phối hợp với đơn vị đề xuất chỉnh sửa, hoàn thiện đề án và xem đây như một trong những giải pháp giảm ùn tắc giao thông ở trung tâm.

Theo đơn vị đề xuất, xe máy là phương tiện đi lại chính của người dân, đảm trách gần 80% chuyến đi, nên các giải pháp hạn chế xe gắn máy trong thời điểm này là rất khó khả thi. Vì vậy, dự án thu phí ôtô vào trung tâm thành phố theo mô hình của Singapore là hoàn toàn hợp lý.

Mỗi ngày có hơn 100.000 ôtô ra vào trung tâm TP HCM – lượng xe so với diện tích đường đã ở mức độ bão hòa nên di chuyển rất chậm. Trong khi đó, ôtô vẫn tiếp tục tăng nhanh từng ngày (hiện toàn thành phố có hơn 650.000 ôtô đăng ký), nếu không có biện pháp hạn chế thì ùn tắc ở khu vực trung tâm sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Hai dự án cao tốc Bắc Nam sẽ khởi công

Tại cuộc họp về tiến độ cao tốc Bắc Nam chiều 26/6, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho biết, các dự án cao tốc sử dụng vốn đầu tư công là Cam Lộ – La Sơn (đi qua 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) và Cao Bồ – Mai Sơn (nằm trên tỉnh Nam Định và Ninh Bình) sẽ khởi công trong tháng 8. Dự án đường dẫn hai đầu cầu Mỹ Thuận 2 khởi công cuối năm 2019.

“Từ nay đến tháng 12, toàn bộ gói thầu của ba dự án đầu tư công sẽ được khởi công, riêng phần cầu chính Mỹ Thuận 2 sẽ bắt đầu vào quý I năm sau”, Bộ trưởng Thể nói. 

Với 8 dự án cao tốc Bắc Nam khác được đầu tư theo hình thức PPP, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện các bước tiếp theo. Hiện nay Bộ bán hồ sơ thầu các dự án, đã có 120 nhà đầu tư mua hồ sơ. 

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ được kết nối vào tuyến cao tốc Bắc Nam. Ảnh: Đắc Thành

Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ được kết nối vào tuyến cao tốc Bắc Nam. Ảnh: Đắc Thành

Với công tác đấu thầu dự án cao tốc Bắc Nam theo hình thức đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án lựa chọn những gói thầu phù hợp, kể cả gói thầu xây lắp để tổ chức đầu thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ gói thầu qua mạng trên 50%.

Đề cập đến chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu, trước khi trình Bộ phê duyệt, các ban quản lý dự án phải thành lập hội đồng thẩm tra, thẩm định hồ sơ của tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra.

Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông tham mưu văn bản quản lý các dự án cao tốc Bắc Nam một cách thống nhất, ràng buộc trách nhiệm của giám đốc ban dự án và những người liên quan đến triển khai dự án. 

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu mời các lực lượng thanh tra, kiểm toán hỗ trợ dự án ngay từ đầu nhằm giám sát, đảm bảo dự án tuân thủ đúng quy định.

Để giải phóng mặt bằng đạt tiến độ, Bộ trưởng Thể giao nhiệm vụ cho các thứ trưởng cùng ban quản lý dự án trực tiếp làm việc với địa phương để đẩy nhanh tiến độ. Đến nay, Bộ đã bố trí hơn 4.000 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện chi trả đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc  Nam phía Đông (giai đoạn 2017-2020) được Quốc hội thông qua cuối năm 2017. Giai đoạn đầu có 11 dự án được triển khai với tổng chiều dài 654 km, đi qua 13 tỉnh, thành. Trong đó, ba dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, tám dự án theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT.

11 dự án với các đoạn từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh); từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế); từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long).